Chỉ định:
ĐỘNG KINH
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi
Chỉ định dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.
Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi
Chỉ định như trị liệu phối hợp trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.
Sau khi kiểm soát được động kinh bằng trị liệu phối hợp, có thể ngừng dùng các thuốc chống động kinh kết hợp và bệnh nhân tiếp tục dùng đơn trị liệu bằng thuốc.
Thuốc được chỉ định dùng đơn trị liệu cho những cơn vắng ý thức điển hình.
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
Người lớn (từ 18 tuổi trở lên)
Chỉ định để phòng ngừa các đợt thay đổi tính khí ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, chủ yếu là phòng ngừa các cơn trầm cảm.
Liều lượng - Cách dùng
Nên nuốt cả viên , không được nhai hoặc nghiền.
Nếu không thể chia liều đã được tính toán thành nhiều viên có hàm lượng thấp hơn cho bệnh nhân (như sử dụng cho trẻ (chỉ bị động kinh) hoặc những bệnh nhân suy gan) thì nên sử dụng mức liều bằng với hàm lượng thấp gần nhất của những viên thuốc nguyên.
Tái điều trị
Khi điều trị lại cho những bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc vì bất kỳ lý do nào, bác sĩ nên đánh giá sự cần thiết của việc tăng đến liều duy trì do nguy cơ phát ban nặng liên quan đến dùng liều khởi đầu cao và vượt quá quy định tăng liều (xem phần Cảnh báo và Thận trọng). Thời gian ngừng dùng thuốc càng dài thì càng nên cân nhắc hơn khi tăng liều đến liều duy trì. Nhìn chung nên tăng liều theo lịch trình thích hợp đến liều duy trì nếu thời gian ngừng dùng thuốc vượt quá 5 lần nửa đời thải trừ (xem Dược động học).
Không nên tái sử dụng cho những bệnh nhân ngừng dùng thuốc do phát ban liên quan đến việc sử dụng trước đó trừ khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ.
Động kinh:
(1) Đơn trị:
- Người lớn (trên 12t.): Khởi đầu: 25 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần; tiếp theo 50 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 50-100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 100-200 mg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần.
- Trẻ từ 2 đến 12t.: Khởi đầu điều trị cơn vắng ý thức điển hình: 0.3 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần trong 2 tuần; tiếp theo 0.6 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần trong 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 0.6 mg/kg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 1-10 mg/kg/ngày 1 lần hoặc chia 2 lần.
(2) Phối hợp:
- Người lớn (> 12t.):
+ Đang uống valproate cùng/không cùng thuốc chống động kinh khác: Khởi đầu: 25 mg, cách ngày, trong 2 tuần; tiếp theo 25 mg x 1 lần/ngày x 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 25-50 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 100-200 mg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần. Đang dùng kết hợp thuốc chống động kinh khác hoặc thuốc khác cảm ứng sự glucoronid hóa lamotrigine cùng/không cùng thuốc chống động kinh khác (trừ valproate): Khởi đầu: 50 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần; sau đó 100 mg/ngày, chia 2 lần, trong 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 200-400 mg/ngày, chia 2 lần.
+ Đang dùng thuốc khác không ức chế hoặc cảm ứng đáng kể sự glucuronid hóa lamotrigine: Khởi đầu: 25 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần; tiếp theo 50 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 50-100 mg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 100-200 mg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần. Trẻ 2-12t.:
+ Đang dùng valproate cùng/không cùng các thuốc chống động kinh khác: Khởi đầu: 0.15 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày x 2 tuần; tiếp theo 0.3 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày x 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 0.3 mg/kg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 1-5 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần, tối đa 200 mg/ngày.
+ Đang dùng kết hợp thuốc chống động kinh hoặc thuốc khác cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine cùng/không cùng thuốc chống động kinh khác (trừ valproate): Khởi đầu: 0.6 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 2 tuần; tiếp theo 1.2 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 1.2 mg/kg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 5-15 mg/kg/ngày chia 2 lần, tối đa 400 mg/ngày.
+ Dùng thuốc khác không ức chế hoặc cảm ứng đáng kể sự glucuronid hóa lamotrigine: Khởi đầu: 0.3 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần, trong 2 tuần; tiếp theo 0.6 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần, trong 2 tuần. Sau đó nên tăng liều, tối đa 0.6 mg/kg mỗi 1-2 tuần đến khi đạt đáp ứng tối ưu. Duy trì: 1-10 mg/kg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần, tối đa 200 mg/ngày. 2-6t.: Liều duy trì có thể ở giới hạn cao của liều đề nghị. < 2t.: Không nên dùng.
Rối loạn lưỡng cực:
Người lớn ≥ 18t. (phòng ngừa cơn trầm cảm):
a) Kết hợp thuốc ức chế sự glucuronid hóa lamotrigine như valproate: Khởi đầu: 25 mg, cách ngày, trong 2 tuần; tiếp theo 25 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần. Nên tăng đến 50 mg/ngày (1 lần hoặc chia 2 lần) trong tuần 5. Tối đa có thể 200 mg/ngày tùy đáp ứng.
b) Phối hợp thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine ở bệnh nhân KHÔNG dùng thuốc ức chế như valproate: Khởi đầu: 50 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần; tiếp theo 100 mg/ngày chia 2 lần, trong 2 tuần. Tuần 5 nên tăng đến 200 mg/ngày, chia 2 lần. Có thể tăng đến 300 mg/ngày tuần 6; liều đạt đáp ứng tối ưu: 400 mg/ngày, chia 2 lần & có thể được sử dụng từ tuần 7.
c) Đơn trị HOẶC điều trị kết hợp ở bệnh nhân đang dùng thuốc khác mà không cảm ứng hoặc ức chế đáng kể sự glucuronid hóa lamotrigine: Khởi đầu 25 mg, 1 lần/ngày x 2 tuần; tiếp theo 50 mg, 1 lần hoặc chia 2 lần/ngày, trong 2 tuần. Nên tăng đến 100 mg/ngày tuần 5; liều đạt đáp ứng tối ưu: 200 mg/ngày, 1 lần hoặc chia 2 lần/ngày.
Sau khi ngừng các thuốc trong trị liệu phối hợp:
a) Có ức chế sự glucuronid hóa lamotrigine như valproate: nên tăng gấp đôi liều ổn định ban đầu và duy trì liều này một khi ngừng sử dụng valproate,
b) Có cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine tùy thuộc liều duy trì ban đầu: nên giảm dần liều trong 3 tuần,
c) Các thuốc khác không ức chế hoặc cảm ứng đáng kể sự glucuronid hóa lamotrigine: nên duy trì liều cần thiết đạt được trong quá trình tăng liều khi ngừng dùng thuốc khác.
Trẻ em và thanh thiếu niên (< 18t.): Không chỉ định.
Chống chỉ định:
Chống chỉ định dùng cho bệnh nhân đã biết quá mẫn với lamotrigine hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc:
Valproate, carbamazepine, phenytoin, primidone, phenobarbital, rifampicin, lopinavir/ritonavir, atazanavir/ritonavir, ethinylestradiol/levonorgestrel. Thận trọng dùng chung: Thuốc uống tránh thai khác và trị liệu thay thế bằng hormone. Xét nghiệm tìm phencyclidine (PCP): (+) giả.
Tác dụng phụ:
Ban trên da. Cáu kỉnh, dễ bị kích thích. Đau đầu, buồn ngủ, mất ngủ, hoa mắt, run, mất điều hòa vận động. Rung giật nhãn cầu, song thị, nhìn mờ. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Mệt mỏi. Đau khớp. Đau, đau lưng.
Chú ý đề phòng:
Ban trên da
Đã có báo cáo về phản ứng phụ trên da, thường xuất hiện trong vòng 8 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc. Phần lớn các ban này nhẹ và tự giới hạn, tuy nhiên cũng đã có báo cáo về ban nặng phải nhập viện và ngừng dùng thuốc. Đó là những trường hợp phát ban đe dọa tính mạng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) (xem phần Tác dụng không mong muốn).
Tỷ lệ ban nặng trên da khoảng 1/500 ở những bệnh nhân người lớn bị động kinh sử dụng liều đề nghị củathuốc trong các thử nghiệm lâm sàng. Khoảng một nửa những trường hợp này có báo cáo hội chứng Stevens Johnson (1/1000).
Trong những thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, tỷ lệ xuất hiện ban nặng khoảng 1/1000.
Nguy cơ xuất hiện ban trên da nặng ở trẻ em cao hơn ở người lớn.
Số liệu có sẵn từ nhiều nghiên cứu gợi ý tỷ lệ xuất hiện ban cần nhập viện ở trẻ bị động kinh là từ 1/300 đến 1/100.
Ở trẻ, biểu hiện khởi đầu của phát ban có thể bị nhầm với một nhiễm khuẩn, do đó thầy thuốc cần xem xét khả năng phản ứng thuốc ở trẻ khi xuất hiện các triệu chứng của phát ban và sốt trong 8 tuần điều trị đầu tiên.
Hơn nữa, nguy cơ chung của phát ban liên quan chặt chẽ với:
Liềuthuốc khởi đầu cao và vượt quá hướng dẫn tăng liều khi điều trị bằngthuốc (xem phần Liều lượng và Cách dùng).
Sử dụng kết hợp với valproate (xem phần Liều lượng và Cách dùng).
Phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phát ban khi dùng các thuốc chống động kinh khác do tần suất phát ban nhẹ sau khi điều trị bằngthuốc cao hơn khoảng 3 lần ở những bệnh nhân này so với những người không có tiền sử dị ứng, phát ban.
Tất cả bệnh nhân phát ban (người lớn và trẻ em) nên được đánh giá ngay lập tức và ngừng dùng thuốcngay tức thì trừ khi những ban này rõ ràng không liên quan đến thuốc. Không nên tái sử dụng cho những bệnh nhân đã ngừng sử dụng do phát ban liên quan đến điều trị trước đó trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Ban cũng được báo cáo như một phần của hội chứng quá mẫn kết hợp với các triệu chứng toàn thân khác nhau bao gồm sốt, bệnh hạch bạch huyết, phù mặt, các bất thường về máu và gan và viêm màng não vô khuẩn (xem phần Tác dụng không mong muốn). Hội chứng này có nhiều mức độ nặng khác nhau trên lâm sàng, và có thể dẫn đến đông máu nội mạch rải rác (DIC) và suy nhiều cơ quan dù hiếm gặp. Cần lưu ý rằng những biểu hiện sớm của phản ứng quá mẫn (như sốt, bệnh hạch bạch huyết) có thể xuất hiện ngay cả khi chưa rõ phát ban. Nếu những dấu hiệu và triệu chứng trên xuất hiện nên đánh giá bệnh nhân ngay lập tức và ngừng dùngthuốc nếu chưa xác định được nguyên nhân nào khác.
Trong nhiều trường hợp, viêm màng não vô khuẩn mất đi khi ngừng dùng thuốc, nhưng lại tái phát trong một số trường hợp tái phơi nhiễm với lamotrigine. Những triệu chứng do tái phơi nhiễm với lamotrigine nhanh chóng xuất hiện lại và thường nghiêm trọng hơn. Không nên dùng lại lamotrigine cho những bệnh nhân đã ngừng dùng do viêm màng não vô khuẩn có liên quan đến điều trị trước đó bằng lamotrigine.
Nguy cơ tự tử
Các triệu chứng của trầm cảm và/hoặc rối loạn lưỡng cực có thể xuất hiện ở bệnh nhân động kinh, và đã có bằng chứng về nguy cơ tự tử cao ở những bệnh nhân động kinh và rối loạn lưỡng cực.
25 – 50% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cố gắng tự tử ít nhất 1 lần, và các triệu chứng trầm cảm có thể nặng hơn và/hoặc xuất hiện ý muốn và có hành vi tự tử, dù có sử dụng hay không thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, kể cảthuốc.
Có báo cáo về ý muốn và hành vi tự tử của những bệnh nhân điều trị với các thuốc chống động kinh khi dùng cho nhiều chỉ định, kể cả chỉ định điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực. Một phân tích gộp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược về các thuốc điều trị động kinh ( kể cả lamotrigine) cho thấy tăng nhẹ nguy cơ có ý muốn và hành vi tự tử. Chưa biết cơ chế gây ra nguy cơ này và dữ liệu có sẵn không loại trừ khả năng tăng nguy cơ này khi dùng lamotrigine.
Do đó, nên theo dõi các dấu hiệu có ý muốn và hành vi tự tử của bệnh nhân. Nên khuyên bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) đến để được tư vấn về y khoa nếu xuất hiện các dấu hiệu có ý muốn hoặc hành vi tự tử.
Triệu chứng lâm sàng xấu đi trong rối loạn lưỡng cực
Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng xấu đi (kể cả việc xuất hiện các triệu chứng mới) và nguy cơ tự tử ở các bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là ở thời điểm bắt đầu đợt điều trị hoặc lúc thay đổi liều. Với một số bệnh nhân, như những người có tiền sử có hành vi hoặc ý định tự tử, người trẻ tuổi, và những bệnh nhân thể hiện ý định tự tử rõ trước khi bắt đầu điều trị, có thể gặp nguy cơ có ý định hoặc cố gắng tự tử cao hơn và cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.
Nên cảnh báo trước với bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) cần phải theo dõi bất kì dấu hiệu nào xấu đi (kể cả việc xuất hiện triệu chứng mới) và/hoặc có sự xuất hiện ý định/hành vi tự tử hoặc có ý định tự làm tổn hại bản thân, và phải hỏi ý kiến của bác sỹ ngay lập tức khi các dấu hiệu này xuất hiện.
Nên cân nhắc thay đổi chế độ điều trị, có thể ngừng dùng thuốc, ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng xấu đi (kể cả việc xuất hiện triệu chứng mới) và/hoặc có sự xuất hiện ý định/hành vi tự tử, đặc biệt khi các triệu chứng này nặng, xuất hiện đột ngột, hoặc chưa từng xuất hiện ở bệnh nhân.
Thuốc tránh thai chứa hormone
Ảnh hưởng của thuốc tránh thai chứa hormone đến hiệu quả củathuốc
Một phối hợp ethinylestradiol/levonorgestrel (30 microgram/150 microgram) đã được chứng minh là làm tăng thanh thải lamotrigine khoảng 2 lần, dẫn đến giảm nồng độ lamotrigine (xem phần Tương tác thuốc). Sau khi chuẩn độ, trong hầu hếtcác trường hợp, cần dùng lamotrigine liều duy trì cao hơn (đến gấp đôi) để đạt được đáp ứng điều trị tối đa. Ở những phụ nữ chưa dùng thuốc cảm ứng sự glucuronid hóa lamotrigine và đang dùng thuốc tránh thai chứa hormone, bao gồm một tuần dùng thuốc không có hoạt tính (ví dụ “tuần không dùng thuốc”), nồng độ lamotrigine sẽ tăng từ từ, thoáng qua trong tuần dùng thuốc không có hoạt tính. Nồng độ lamotrigine sẽ tăng cao hơn nếu đã tăng liều lamotrigine những ngày trước hoặc trong tuần dùng thuốc không có hoạt tính. Để có hướng dẫn về liều dùng xin xem phần “Khuyến cáo chung về liều của thuốc cho những nhóm bệnh nhân đặc biệt, và phần Liều lượng và Cách dùng”.
Bác sĩ nên áp dụng biện pháp theo dõi lâm sàng thích hợp ở những phụ nữ bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai chứa hormone trong thời gian dùng thuốc và trong hầu hết các trường hợp, cần điều chỉnh liều lamotrigine.
Việc dùng các thuốc tránh thai đường uống khác và các trị liệu thay thế bằng hormone (HRT) chưa được nghiên cứu, mặc dù những thuốc này có thể tác động tương tự đến các thông số dược động học của lamotrigine.
Ảnh hưởng của thuốc đến hiệu quả của thuốc tránh thai chứa hormone
Một nghiên cứu về tương tác thuốc ở 16 người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy rằng khi sử dụng kết hợp lamotrigine với một thuốc tránh thai chứa hormone (thuốc kết hợp ethinylestradiol/levonorgestrel) có gây tăng nhẹ độ thanh thải của levonorgestrel và thay đổi FSH và LH trong huyết thanh (xem phần Tương tác thuốc). Chưa biết ảnh hưởng của những thay đổi này đến sự rụng trứng. Tuy nhiên không thể loại trừ khả năng những thay đổi này gây giảm hiệu quả của thuốc tránh thai ở một vài bệnh nhân dùng các chế phẩm chứa hormone cùng vớithuốc. Do đó, nên hướng dẫn bệnh nhân thông báo ngay những thay đổi trong kỳ kinh như lượng máu kinh.
Ảnh hưởng của lamotrigine trên chất nền vận chuyển cation hữu cơ 2 (OCT 2)
Lamotrigine là một chất ức chế bài tiết ống thận thông qua protein OCT 2 (xem phần Tương tác thuốc). Điều này có thể dẫn đến việc tăng nồng độ trong huyết tương của một số thuốc đào thải chủ yếu qua đường này. Không khuyên dùng đồng thờithuốc với các chất OCT 2 có chỉ số điều trị hẹp như dofetilide.
Men khử dihydrofolate
Lamotrigine ức chế nhẹ men khử dihydrofolate, do đó có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa folate khi điều trị kéo dài. Tuy nhiên,thuốc không gây thay đổi đáng kể đến nồng độ haemoglobin, thể tích trung bình tế bào máu hoặc nồng độ folate trong huyết thanh hoặc trong hồng cầu khi điều trị ở người kéo dài đến 1 năm hoặc nồng độ folate trong hồng cầu khi dùng kéo dài đến 5 năm.
Suy thận
Nồng độ lamotrigine trong huyết tương không thay đổi đáng kể trong những nghiên cứu dùng liều duy nhất ở bệnh nhân suy thận ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên dự đoán có sự tích lũy của chất chuyển hóa glucuronid; do đó nên thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân suy thận.
Những bệnh nhân đang dùng các chế phẩm khác chứa lamotrigine
Không nên dùngthuốc dạng viên nén cho những bệnh nhân hiện đang được điều trị với bất kỳ chế phẩm khác nào có chứa lamotrigine mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
ĐỘNG KINH
Như các thuốc chống động kinh khác, ngừng sử dụngthuốc đột ngột có thể gây những cơn co giật phản ứng. Nên giảm liềuthuốc một cách từ từ trong 2 tuần trừ khi cần ngừng đột ngột vì lý do an toàn (như phát ban).
Đã có báo cáo trong các y văn rằng các cơn co giật nặng bao gồm trạng thái động kinh có thể dẫn đến huỷ cơ vân, rối loạn chức năng đa cơ quan và đông máu nội mạch rải rác, đôi khi có thể gây tử vong. Đã xuất hiện các trường hợp tương tự khi dùngthuốc.
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
Trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi)
Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm có liên quan đến tăng nguy cơ có ý định và hành vi tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng và có các rối loạn tâm thần khác.
THAI KỲ VÀ CHO CON BÚ
Sự sinh sản
Sử dụng lamotrigine không gây giảm khả năng sinh sản trong những nghiên cứu về khả năng sinh sản ở động vật.
Không có kinh nghiệm về ảnh hưởng củathuốc đến khả năng sinh sản ở người.
Thai kỳ
Số liệu sau khi đưa thuốc ra thị trường từ nhiều nghiên cứu đăng ký tiến cứu theo dõi thai kỳ đã ghi lại kết quả của hơn 8.700 phụ nữ dùng đơn trị liệuthuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhìn chung, số liệu này không gợi ý sự gia tăng đáng kể nguy cơ các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Mặc dù số liệu từ một số ít các nghiên cứu đăng ký có ghi nhận tăng nguy cơ dị tật hở vòm miệng đơn lẻ, một nghiên cứu đối chứng ca bệnh đã hoàn tất không cho thấy tăng nguy cơ hở vòm miệng so với các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác sau khi sử dụng lamotrigine.
Số liệu về việc sử dụngthuốc trong các phối hợp đa trị liệu chưa đủ để đánh giá xem nguy cơ dị tật liên quan đến các thuốc khác có bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng kết hợp vớithuốc hay không.
Tác động ức chế của Lamotrigine trên dihydrofolic acid reductase làm giảm nồng độ acid folic.
Như các thuốc khác, chỉ dùngthuốc trong thai kỳ khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ có thể xảy ra.
Những thay đổi sinh lý trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến nồng độ lamotrigine và/hoặc hiệu quả điều trị. Đã có báo cáo về việc nồng độ lamotrigine bị giảm trong thời kỳ mang thai. Nên đảm bảo việc xử trí lâm sàng thích hợp cho những phụ nữ mang thai trong thời gian dùngthuốc.
Cho con bú
Lamotrigine qua được sữa mẹ với nồng độ rất thay đổi, dẫn đến nồng độ lamotrigine ở trẻ nhũ nhi lên tới gần 50% nồng độ của mẹ. Do đó, ở vài trẻ bú sữa mẹ, nồng độ lamotrigine trong huyết thanh đạt đến mức có thể xuất hiện tác dụng dược lý.
Nên cân nhắc lợi ích khi cho trẻ bú sữa mẹ so với nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở trẻ.
ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC
Hai nghiên cứu trên người tình nguyện đã cho thấy ảnh hưởng củathuốc đến sự phối hợp vận động thị giác tinh tế, chuyển động của mắt, sự lắc lư và tác động an thần chủ quan không khác biệt so với giả dược. Trong các thử nghiệm lâm sàng vớithuốc, các tác dụng phụ về thần kinh như hoa mắt và song thị đã được báo cáo. Do đó bệnh nhân nên xem xét việc điều trị bằngthuốc ảnh hưởng đến họ như thế nào trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Động kinh
Do sự đáp ứng khác nhau của từng cá thể đối với tất cả các thuốc chống động kinh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các vấn đề cụ thể của việc lái xe và động kinh.
Thông tin thành phần Lamotrigine
Dược lực:
Thuốc chống động kinh, có tác dụng chủ yếu trên hệ thống thần kinh trung ương.
Dược động học :
- Khả dụng sinh học đạt gần 100% sau khi uống.
- Phân bố chủ yếu trong máu và dịch ngoại bào.
- T1/2 : 15-17 giờ, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu sau khi được chuyển hóa tại gan qua hiện tượng glucurono kết hợp và beta oxy hóa.
- Nồng độ tối thiểu trong huyết thanh đạt hiệu quả điều trị : 40-100 mg/l.
- Gắn vào protéine phụ thuộc liều lượng và độ bảo hòa của thuốc.
- Valproate không gây ra hiện tượng cảm ứng men trong hệ thống chuyển hóa của cytochrome P450.
Tác dụng :
Thực nghiệm và lâm sàng cho thấy có 2 kiểu tác dụng chống co giật :
- Tác dụng trực tiếp liên quan đến nồng độ valproate trong huyết tương và trong não.
- Tác dụng gián tiếp thông qua các chất chuyển hóa của valproate trong não bằng cách tác động lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh hoặc tác dụng trực tiếp trên màng tế bào.
Giả thuyết thường được chấp nhận nhất là giả thuyết về GABA (g-amino butyric acide) theo đó có hiện tượng tăng tỷ lệ GABA sau khi dùng valproate sodium. Valproate làm giảm các giai đoạn trung gian của giấc ngủ cùng với sự gia tăng giấc ngủ chậm.
Chỉ định :
Ðiều trị phối hợp động kinh cục bộ ở người lớn. Ðiều trị phối hợp động kinh toàn thể trong hợp chất Lennox-Gastaut ở bệnh nhi và người lớn. Chuyển đổi đơn trị liệu cho người lớn bị động kinh cục bộ đang dùng thuốc chống động kinh nhóm cảm ứng men.
Liều lượng - cách dùng:
Trẻ 2-12 tuổi: Kết hợp phác đồ chống động kinh chứa VPA tuần 1 & 2: 0.15mg/kg/ngày chia 1-2 lần; tuần 3 & 4: 0.3mg/kg/ngày chia 1-2 lần; duy trì: 1-5mg/kg/ngày chia 1-2 lần, tối đa 200mg/ngày; Kết hợp thuốc chống động kinh cảm ứng men tuần 1 & 2: 0.6mg/kg/ngày chia 1-2 lần; tuần 3 & 4: 1-2mg/kg/ngày, chia 2 lần; duy trì: 5-15mg/kg/ngày chia 2 lần, tối đa 400mg/ngày. Bệnh nhân > 12 tuổi: Kết hợp phác đồ chống động kinh chứa VPA tuần 1 & 2: 25mg/ngày, tuần 3 & 4: 25mg/ngày, duy trì: 100-400mg/ngày chia 1-2 lần; Kết hợp thuốc chống động kinh cảm ứng men tuần 1 & 2: 50mg/ngày, tuần 3 & 4: 100mg/ngày chia 2 lần; duy trì: 300-500mg/ngày. Chuyển đổi điều trị từ đơn trị liệu thuốc chống động kinh cảm ứng men sang Lamotor ở người > 16 tuổi duy trì 500mg/kg/ngày, chia 2 lần.
Chống chỉ định :
- Quá mẫn với thành phần thuốc.
- Viêm gan cấp.
- Viêm gan mạn.
- Tiền sử gia đình có viêm gan nặng, nhất là viêm gan do thuốc.
- Quá mẫn với valproate sodium.
- Porphyria.
Tác dụng phụ
Nhức đầu, mệt mỏi, nổi ban, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ. Phát ban da nghiêm trọng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ