Thành phần
Cho 1 viên nén bao phim:
Flavoxat hydrochlorid 200 mg (Hai trăm miligam).
Tá dược: Natri starch glycolat, Natri croscarmellose, Lactose monohydrat, Cellulose vi tinh thể 101, Magnesi stearat, HPMC
615, PEG 6000, Titan dioxyd, Bột talc vừa đủ 1 viên.
Công dụng (Chỉ định)
Dùng giảm triệu chứng trong: khó tiểu, tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt và tiểu ngắt quãng trong các bệnh lý của bàng quang và tiền
liệt tuyến như viêm bàng quang, đau bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo, viêm niệu đạo-bàng quang, viêm niệu đạo-
tam giác bàng quang.
Hỗ trợ điều trị chống co thắt trong các bệnh lý như: sỏi thận và sỏi niệu quản, các rối loạn co thắt đường niệu do đặt ống thông tiểu và soi bàng quang và trong di chứng phẫu thuật đường tiểu dưới.
Giảm các tình trạng co thắt ở đường sinh dục phụ nữ như: đau vùng chậu, đau bụng kinh, tăng trương lực và rối loạn vận động tử cung.
Liều dùng
Ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 viên Camoas 200mg.
Flavoxat được hấp thu nhanh chóng. Đáp ứng lâm sàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được chẩn đoán và tùy thuộc vào tổng trạng của bệnh nhân. Những hiệu quả điều trị trên hệ cơ bàng quang sẽ xuất hiện trong vòng từ 2 đến 3 giờ.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng, việc điều trị thường được kéo dài song song với những thuốc chống nhiễm trùng (nghĩa là kéo dài 1 tuần hay hơn).
Những bệnh nhân có triệu chứng mãn tính ở bàng quang, cần phải duy trì việc điều trị để đạt được kết quả tối ưu. Nếu triệu chứng được cải thiện có thể giảm liều.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Có tiền sử dị ứng với thuốc.
Chống chỉ định cho những tình trạng tắc nghẽn sau: tắc hồi tràng hoặc tá tràng, ruột không giãn, những sang thương gây tắc ruột
hoặc gây liệt ruột, bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu dưới, xuất huyết tiêu hóa.
Sử dụng cho trẻ em: Chống chỉ định cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 2 tuổi vì chưa xác định được hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc đối với bệnh nhân ở các nhóm tuổi này.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu-sinh dục cùng lúc, nên dùng Flavoxat phối hợp với trị liệu bằng kháng sinh thích hợp.
Nên dùng thuốc cẩn thận ở những bệnh nhân tăng nhãn áp, đặc biệt là dạng tăng nhãn áp góc hẹp.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Tác dụng phụ hiếm gặp, bao gồm: buồn nôn và nôn ói (thường không xảy ra khi uống thuốc lúc no), khô miệng, chóng mặt, nhức
đầu, ngầy ngật (thường sẽ hết khi giảm liều hoặc giảm số lần dùng thuốc), cảm xúc không ổn định, rối loạn điều tiết mắt, tăng nhãn áp, nổi mề đay hoặc các bệnh ngoài da khác, lú lẫn đặc biệt ở người lớn tuổi, rối loạn tiểu tiện, nhịp tim nhanh, sốt, tăng bạch cầu đa nhân ái toan và có thể gây táo bón ở liều cao.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn xảy ra khỉ sử dụng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác
Flavoxat có tác dụng giãn cơ đồng thời có tác dụng kháng muscarinic. Tương tác của Flavoxat nói chung giống như các chất kháng muscarinin. Tác dụng của Flavoxat và thuốc kháng muscarinin có thể bị tăng lên khi dùng đồng thời với thuốc kháng muscarinin như: amantadin, một số thuốc kháng histamin, phenothiazin, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và ức chế MAO.
Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Lái xe
Những bệnh nhân điều khiển xe hoặc máy móc, hoặc tham gia vào các công việc cần sự chú ý phải được báo trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra như: ngầy ngật, mờ mắt và chóng mặt.
Thai kỳ
Chưa thấy có tác dụng phụ nào đối với động vật mang thai hoặc đối với phôi thai. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ loại thuốc nào khác, phải cẩn thận khi dùng thuốc trong trường hợp có thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Chưa biết thuốc có tiết qua sữa mẹ hay không, phụ nữ cho con bú nên thận trọng khi sử dụng.
Đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Quá liều
Không có trường hợp quá liều nào được báo cáo. Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều đáng kể Flavoxat được dự báo là tương tự như thuốc kháng cholinergic khác. Triệu chứng liên quan bao gồm buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt, giãn đồng tử, khô miệng và lưỡi, da khô nóng, sốt, tăng huyết áp, mất điều hòa, rung giật nhãn cầu, buồn ngủ, mê sảng, kích động và ảo thị. Các triệu chứng không phổ biến bao gồm co giật cơ, hôn mê, co giật, rối loạn dẫn truyền tim và rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch, liệt ruột, bí tiểu.
Xử lý quá liều: điều trị hỗ trợ và quan sát trong vòng 6 giờ sau khi uống, không cần điều trị đặc hiệu khác trong phần lớn các trường hợp. Xem xét dùng than hoạt nếu bệnh nhân khai báo đã uống một lượng thuốc đáng kể trong vòng một giờ. Việc rửa dạ dày chỉ nên được chỉ định ở người lớn dùng thuốc quá liều trong vòng một giờ có khả năng đe dọa tính mạng.
Bởi vì chiến lược điều trị quá liều liên tục được cập nhật và thay đổi, do đó khuyến khích các bác sĩ liên hệ các trung tâm kiểm soát
chất độc để xác định khuyến nghị mới nhất cho việc xử trí chính xác các trường hợp quá liều.
Dược lực học
Flavoxat là thuốc chống co thắt có tác dụng đối kháng trực tiếp sự co thắt cơ trơn của bàng quang và đường tiết niệu-sinh dục. Về mặt hóa học Flavoxat có công thức là 4H-1-benzopyran-2-phenyl-3 methyl-4-oxo-8-carboxylic acid 2-(1-piperidinyl) ethyl ester hydrochlorid.
Flavoxat là một thuốc giãn cơ trơn giống papaverin.
Tuy nhiên, thuốc có tính chất chống co thắt mạnh hơn và ít độc tính hơn các alkaloid của thuốc phiện. Cơ chế tác động của Flavoxat là sự kêt hợp của tác động hướng cơ, tác động gây tê tại chỗ và kháng calcium. Flavoxat làm giãn trực tiếp cơ trơn, có lẽ là do ức chế men phosphodiesterase và do tác động kháng calcium.
Dược động học
Sau khi uống, Flavoxat đạt nồng độ đỉnh trong máu trong vòng 20 phút. Thuốc phân bố thấp trong mô não nhưng cao trong gan, thận và bàng quang. Chất chuyển hóa chính của nó là 3-methyl-flavone-8-carboxylic acid (MFCA). 12 giờ sau khi uống khoảng 55% thuốc được bài tiết dưới dạng MFCA và/hoặc chất chuyển hóa ở dạng kết hợp trong nước tiểu. Flavoxat không tích tụ trong cơ thể